Câu lạc bộ dù lượn Hà nội - Hanoi Paragliding Club
Giới thiệu | Huấn luyện | Thiết bị | Thời tiết | Thành viên | Diễn đàn

 
 

 

Huấn luyện

Bay thermal (Phần cuối)
Bùi Thái Giang dịch

Trong những điều kiện thích hợp thì “phố mây” cũng có thể tạo thành ngay cả ở vùng đồng bằng. Cũng giống như ở vùng núi vào đây là những ngày mà nếu gặp may thì các phi công có thể bay được rất xa trong thời gian ngắn.

Các điều kiện cần thiết để tạo thành “phố mây” ở vùng đồng bằng là như sau:

-Hướng gió phải tương đối đều ở mọi độ cao, tốc độ gió tăng theo độ cao.
-Sức gió phải cao nhất ở phần 1/3 trên của khoảng không giữa mặt đất và đỉnh mây.
-Phải có sự nghịch chuyển (inversion) ở độ cao tương ứng với đáy mây; mây phải có khoảng không theo chiều thẳng đứng để phát triển thuận lợi nhưng không được phép phát triển quá lớn. Với sự nghịch chuyển ở khoảng 1,000 m trở lên mức ngưng tụ có lẽ là ổn.

Khi tất cả các điều kiện đạt được ta có thể thấy khoảng cách giữa các “phố mây” là khoảng 2.5 đến 3 lần khoảng cách từ mặt đất đến đỉnh mây. Nếu mây phát triển đến độ cao 3,000 m so với mặt đất thì “phố mây” tiếp theo sẽ là ở khoảng cách là 7-9 km, và “phố mây” sẽ nối đuôi nhau xếp hàng theo chiều gió.

Lời khuyên: Có 2 điều cần chú ý xem xét khi sử dụng “phố mây” để bay ở vùng đồng bằng:

_Nếu khoảng cách giữa hai đám mây trong “phố mây” lớn hơn khoảng cách đến “phố mây” tiếp theo song song thì có lẽ ta nên chuyển sang “phố” khác.
-Nếu ta hướng một góc so với “phố mây” ta có thể đi khá xa theo các “phố” và chuyển sang phố khác khi thấy có khoảng trống lớn trên “phố” ta đang bay.

Hướng bay dự kiến (đường màu đỏ) và đường bay hiệu quả nhất (đường màu xanh). Khi thấy có khoảng trống trong “phố mây” là lúc ta chuyển sang phố khác theo hướng bay dự kiến. Đối với các khoảng trống lớn trong “phố mây” tốt hơn hết là nên đổi sang phố khác thay vì tiếp tục bay vượt qua khoảng trống lớn. Lời khuyên: “Ngày ở trong lịch ngắn hơn ngày trên thực tế” Khoảng cách đến một phi công khác đang bay mà ta nhìn thấy thường ngắn hơn nhiều so với khoảng cách mà ta nghĩ! Theo kinh nghiệm, thì khoảng cách đó chỉ xa phân nửa so với ta nghĩ và thường là gần hơn một chút!

Một minh họa đơn giản về chuyển động của không khí quanh các “phố mây”. Hình này cho thấy lý do tại sao khi nhảy từ “phố mây” này sang “phố mây” khác ta luôn luôn nên “nhảy” vuông góc với hướng gió (như trong Hình 1) là nhằm tránh bị mất nhiều thời gian hơn cần thiết trong vùng “tụt” (sink) giữa các phố.

Hai ảnh trên được chụp cách nhau 2 giây. Ta có thể thấy mây trôi xa đến mức nào ở ảnh thứ 2 so với ngọn cây ở phía dưới. Gió là quá mạnh để bay, và nếu mặt đất vẫn lặng gió thì chỉ là vấn đề thời gian, do gió chưa thổi xuống đến mặt đất mà thôi.

Bay kiểu cá heo dưới “phố mây” Bay kiểu cá heo là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để đẩy vài cây số lại phía sau ta khi bay XC. Khi bay kiểu cá heo, người phi công đơn thuần bay thẳng, kéo dây brake giảm tốc khi có lực nâng và tăng tốc khi bị tụt. Mẹo ở đây là điều chỉnh tốc độ cho đúng để cuối cùng thì cao độ thực tế không thay đổi và để thực hiện được điều này ta phải khổ công thực hành. Gần cloud base ta tăng tốc và tăng tốc độ rơi nhằm tránh bị hút vào mây. Ở dưới thấp hơn ta có thể chọn cách bay gần với tốc độ rơi tối thiểu nhằm tận dụng tối đa lực nâng mà ta có được. Bằng cách liên tục thay đổi khoảng đạp với speed bar ta có thể đẩy hoặc khoảng kéo dây brake nhằm duy trì trong vùng leo tốt nhất, thường là gần với cloud base. Một khi ta đã nắm chắc cách bay này thì rồi ta sẽ có những chuyến bay hết sức vừa ý.

Nguồn: Thermal Flying for Paraglider & Hang Glider Pilots, Burkhard Martens