Câu lạc bộ dù lượn Hà nội - Hanoi Paragliding Club
Giới thiệu | Huấn luyện | Thiết bị | Thời tiết | Thành viên | Diễn đàn

 
 

 

Huấn luyện

Một số khái niệm về thời tiết cần thiết đối với phi công dù lượn
Để hiểu thời tiết ta cần biết đôi chút về không khí. Không khí chủ yếu bao gồm khí ni tơ và ô xy cùng với một ít hơi nước. Không khí có trọng lượng và khối lượng. Ở độ cao mực nước biển, không khí là có mật độ lớn nhất và có áp suất là 1 át-mốt-phe. Mật độ không khí thay đổi theo độ cao, nhiệt độ, độ ẩm và áp suất. Mật độ không khí làm thay đổi tính năng của cánh dù. Độ cao, nhiệt độ hay độ ẩm càng cao, mật độ không khí càng thấp thì ta càng phải chạy nhanh để tạo lực nâng.

Kinh nghiệm sống sót của người đã cưỡi dông
Trong một trong những ngày bay tập luyện tại giải vô địch thế giới gần đây ở Brazil, bản thân tôi (Bruce Goldsmith), Xevi Bonet (Tây Ban Nha), và Américo de Souza (Bồ Đào Nha) đã tránh thoát một cơn dông. Đó là một kinh nghiệm khá thú vị, một cách thành thật mà nói thì thực ra là hơi quá thú vị là đằng khác, nhưng nó làm tôi nghĩ rằng việc phân tích cách mà chúng tôi đã đánh giá tình hình của ngày hôm đó có thể là một thông tin bổ ích về vấn đề làm thế nào để vào gần hoặc có thể là làm thế nào để không vào gần cơn giông.

Bạn cầm dây lái kiểu nào?
Các phi công đã tốn nhiều thời gian và công sức để tranh luận về cách [cầm dây lái] như thế nào là tốt nhất còn cách nào thì không, nhưng có một điều chắc chắn là cái cách bạn cầm dây lái lần đầu gần như chắc chắn sẽ là cái mà bạn gắn bó cho đến hết đời bay lượn của mình.

Thiết bị hỗ trợ bay: Ai cần đến chúng?
Nhà vô địch thế giới Bruce Goldsmith so sánh việc bay lang thang không cần có các thiết bị hỗ trợ so với nút bấm, xoay và những gì kêu bíp bọp trong chuyến bay của mình.

Mây hút (Cloud suck)
Honza Rejmanek giải thích bị mây hút là gì và làm thế nào để tránh bị mây hút.

Dù lượn và bay đường dài - Làm thế nào để thấy Thermals và đạt được khoảng cách lớn
Dòng không khí, tại hầu hết các thời điểm, là vô hình. Bất kỳ khả năng dự đoán nơi nào có lực nâng (và nhiễu loạn) là dựa trên khả năng của chúng ta trong việc hình dung ra dòng không khí.

Hệ thống tăng tốc
Hệ thống tăng tốc của tôi có hai mức: một nửa là bước đầu tiên trên thanh tăng tốc ở vị trí đẩy xa nhất, và hết mức, đó là bước thứ hai trên thanh tăng tốc khi đẩy xa nhất.

Giảm thiểu rủi ro cho bản thân
"Giữ một khoảng an toàn đủ tốt" đó là câu mà người huấn luyện viên thường khuyên. Cực kỳ tốt, nhưng điều đó có ý nghĩa gì?

Tránh bị thổi sau núi (blow back)
Một trong những mối nguy hiểm lớn nhất mà phi công dù lượn phải đối mặt là bị thổi dạt về sau vách núi (blow-back). Một khi bị rơi vào tình huống blow-back thì các ‘hình phạt’ kèm theo sẽ bao gồm đường dây điện, turbulence cực kỳ mạnh, hạ vào cây, và thậm chí tử vong hoặc bị thương là kết quả của các vấn đề trên gây ra.

Bay thermal
Đáng tiếc là ta không thể nhìn thấy không khí cho dù lạnh hay nóng. Để tận dụng được hết thảy những gì điều kiện thời tiết cho phép ta cần dựng lên trong trí óc hình ảnh của cột thermal mà ta đang lượn vòng theo. Một số thermal rất lớn và dài thậm chí hàng ki lô mét, ví dụ dưới các dãy mây kéo dài (phố mây = cloud street). Một số khác nhỏ, hẹp, hoặc tạo bởi nhiều lõi, mỗi lõi có tốc độ leo khác nhau đáng kể.

Kỹ thuật hạ cánh 7 - 5 - 3
Khi tiếp cận chuẩn bị hạ cánh ở đoạn lượn cuối, ta bắt đầu kéo dây brake từ vị trí cao nhất hoặc ở gần vị trí tốc độ lớn nhất (trim speed) giữa 7ft (2m) và 10 ft (3m). Sau khi giữ ở khoảng ngang ngực, chờ chút ít để xem vòm dù bốc hay tụt độ cao. Nếu vòm dù tiếp tục hạ độ cao, ta sẽ tiếp tục thực hiện giai đoạn flare thứ hai.

Cách tiếp đất kiểu nhảy dù
Attached Image

Đây là cách để tiếp đất sao cho an toàn nhằm giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương khi tiếp đất. Khi tiếp đất kiểu này, tay nắm chéo dây điều khiển để bảo vệ vùng mặt và cổ, khuỷu tay khép chặt vào thân để tránh chấn thương.

Khuyến nghị của BHPA về kỹ thuật tai voi
Hiện tại chúng tôi khuyến nghị rằng tất cả các kỹ thuật giảm độ cao nhanh chỉ nên được sử dụng lý tưởng nhất khi lên cao, ví dụ như trong trường hợp phi công đang tìm cách để tránh bị hút vào một đám mây. Do còn nhiều độ cao và không gian để thực hiện động tác nên các vấn đề "tiêu cực" của kỹ thuật tai voi hiện được xác định là ít gây hậu quả và kỹ thuật này là rất hiệu quả trong việc tăng tốc độ rơi, thậm chí gấp đôi tốc độ rơi bình thường của vòm dù.

Tránh gặp phải Rotors và Turbulence
Rotors và turbulence tạo ra khi gió thổi qua bất kỳ vật nào gặp phải trên đường mà làm cho gió không thổi qua dễ dàng được. Khi gió thổi qua những vật này, nó sẽ tạo ra các xoáy cuộn dữ dội. Khi gió mạnh lên thì mức độ nguy hiểm của rotor cũng tăng lên theo. Bờ mép các vật càng sắc thì khi gió thổi qua sẽ tạo turbulence càng mạnh.

Bay cặp vách núi trong điều kiện gió nhẹ
Duy trì bay trong điều kiện gió nhẹ thường được gọi là ‘cà’ vách núi. Nó được gọi như vậy là vì các phi công giàu kinh nghiệm thường bay rất sát (gần như ‘cà’ vách núi) vách núi để duy trì độ cao hoặc để trụ lại trên không. Một trong các điểm mấu chốt để tối ưu hóa khả năng ta bay thành công trong những ngày như vậy là kiểm soát chính xác tốc độ.

Chuẩn bị cất cánh và các bước kiểm tra
Sau khi đã kết nối vòm dù một cách chuẩn xác vào hệ thống dây đai ta có thể tiến hành việc kiểm tra trước chuyến bay. Các nội dung và thứ tự các bước kiểm tra là:
1) mũ bay
2) đai ngồi
3) hệ thống dây điều khiển và dây lái

Xẹp vòm dù ở độ cao thấp - Nguy hiểm nhưng có thể loại trừ được
Xẹp vòm dù ở độ cao thấp là một trong những nguyên nhân thường gây tai nạn nhất trong dù lượn. Nếu ta phân tích tình huống này một cách khách quan thì có thể thấy là có thể loại trừ được xẹp vòm dù ở độ cao thấp ngay cả khi điều đó có nghĩa là ta phải hy sinh sự thỏa mãn mà chuyến bay mang lại hoặc kiềm chế ‘cái tôi’ trong ta.

An toàn trong dù lượn và Phòng ngừa tai nạn
Trong số các môn thể thao hàng không, dù lượn có lẽ là an toàn nhất. Tuy vậy, trừ khi tập luyện và chơi một cách nghiêm túc với thái độ lắng nghe và chú ý hết sức, đây vẫn là một môn chơi hết sức nguy hiểm.

Quản lý rủi ro trong dù lượn
Rất có thể ta đã được nghe nói là "Dù lượn không hề nguy hiểm tẹo nào so với xe máy hoặc ô tô." Điều này có lẽ là đúng đối với một số phi công dù lượn đang trên đường đi bay, nhưng tính trung bình, rủi ro của phi công dù lượn là từ 3 đến 6 lần cao hơn xe máy/ô tô.

Hạ cánh khẩn cấp – Kỹ năng bay hoàn hảo trong tình huống chịu áp lực cao
Điều gì xảy ra khi không có đồng cỏ ở trước mặt, ta đang bị giáng xuống bởi turbulance đằng sau rặng cây, và vòm dù ngừng bay? Làm thế nào để ta hạ cánh an toàn?

Các quy tắc bay tại Hong Kong
Khi sắp đối đầu với một chiếc dù khác, hãy rẽ phải. Khi không thể làm việc này hoặc không an toàn vì bạn đã ở sát sườn núi, chỉ cần phi công kia chuyển hướng: nếu bạn rẽ trái còn phi công kia rẽ phải, sẽ có va chạm xảy ra.

Các quy tắc bay tại Đức
Khi có thể va chạm gần sườn dốc ở vị trí đối đầu, phi công nào có sườn dốc nằm bên trái phải tránh sang bên phải. Nếu hai phi công có thể va chạm ở một điểm phía trước, phi công đến từ bên trái phải nhường đường.

Điều chỉnh đai ngồi
Việc điều chỉnh đai ngồi trước khi cất cánh là hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo cho người phi công dễ dàng chuyển sang tư thế ngồi sau khi cất cánh.

Bay chủ động
Có thể coi dù lượn là vật thể bay lạ, lạ đến mức mà các quy luật thông thường về khí động học thường là đúng trong hàng không, thì không dùng để giải thích mọi thứ có thể xảy ra với cánh dù lượn được. Vật thể bay này trọng tâm của nó nằm 7 đến 8 m thấp hơn so với cánh và thường chuyển động trước sau, không thể giải thích được chỉ bằng các quy luật cổ điển về khí động học.

Các yếu tố vật lý trong dù lượn
Gần đây đã có rất nhiều thảo luận về những nguy hiểm liên quan đến dù lượn cấp cao hơn, bay nhanh hơn. Nó đặt ra vấn đề phải chăng chúng ta đã đẩy quá xa trong nỗ lực nâng cao hơn nữa tính năng biểu diễn của dù. Trong những cuộc thi đỉnh cao của các phi công giàu kinh nghiệm đã có một số lượng cao khác thường phải mở dù dự bị khi sử dụng dù DHV 3.

Lời khuyên cho người chơi dù lượn
Tài liệu này dành cho những người đã nắm vững các kỹ thuật cơ bản để cất cánh, bay đến bãi hạ cánh, hạ độ cao và tiếp đất, gồm danh sách các lời khuyên dành cho những người chơi dù lượn, nhằm giúp họ hoàn thiện kỹ năng bay và xử lý tốt hơn các tình huống khó. Một vài lời khuyên tưởng chừng như nhỏ nhặt, nhưng có thể các phi công chưa biết nếu không để ý ngay từ đầu.

Báo cáo tai nạn dù lượn của Pháp năm 2007
Tai nạn với những người có đăng ký hội viên Hiệp hội bay lượn Pháp FFVL xảy ra từ 12/3 đến 3/4

Xử lý những chấn thương thông thường trong thể thao
Khi bị chấn thương phần mềm, bệnh nhân không được chườm nóng hay kéo, nắn trong 2 ngày đầu. Chườm nóng làm máu chảy nhiều hơn; kéo nắn làm tổn thương bị nặng thêm, thậm chí có thể gây đứt cơ hoàn toàn và bầm dập mô xung quanh.

Giới thiệu về dù lượn
Dù lượn là cách đơn giản nhất để con người có thể bay lên được. Dù lượn không dùng động cơ mà sử dụng một cánh bay có thể căng phồng lên khi có gió và cất cánh được bằng những bước chân chạy. Dù lượn rất dễ dàng và gọn gàng trong vận chuyển, cất cánh và hạ cánh rất dễ dàng.

First-Aid Kit
Túi đồ dùng cần có khi chơi dù lượn