Câu lạc bộ dù lượn Hà nội - Hanoi Paragliding Club
Giới thiệu | Huấn luyện | Thiết bị | Thời tiết | Thành viên | Diễn đàn

 
 

 

Thời tiết

Một số khái niệm về thời tiết cần thiết đối với phi công dù lượn (phần 2/4)
Bùi Thái Giang dịch

II. Các loại mây

Mây có thể giúp ta dự báo điều kiện thời tiết bay hết sức hữu hiệu. Có nhiều loại mây. Dưới đây là một số loại mây quan trọng mà người phi công cần biết.

1. Mây tích (Cumulous)

Cột thermal bốc lên trong không khí, áp suất không khí giảm làm cho nó giãn nở và trở nên mát hơn. Hiện tượng mát hơn đó xảy ra với tốc độ là 1ºC trên 100m và được gọi là tốc độ mát đoạn nhiệt khô (Dry Adiabatic Lapse Rate - DALR). Không khí trong cột thermal mát dần đến điểm sương (dew point) dẫn đến hình thành mây cumulous.

Do tất cả các loại mây cumulous đều được hình thành bởi cột thermal bốc lên, chúng giúp ta xác định chỗ có lực nâng. Tuy nhiên không phải mọi đám mây cumulous đều được tạo ra như nhau.

Mây cumulous có đáy màu tối hoặc chiều cao lớn hơn so với chiều rộng thì ta nên tránh vì cả hai loại mây này đều có khả năng có vùng nâng quá mạnh và nhiễu loạn (turbulence).

Chu kỳ phát triển của mây cumulous là bắt đầu bằng vòm cầu sữa khi đó ta khó quan sát thấy, phát triển thành các túm bông - giai đoạn đầu của mây sau đó hình thành mây đầy đủ màu trắng sáng và mép cuộn. Cuối cùng, thì khi thermal dưới mây tan dần, mây mất hình dạng mép cuộn trước đó và chuyển thành có màu nâu vàng khói mờ.

Để tìm được chỗ có lực nâng tốt nhất, ta nên tìm các đám mây mới hình thành hoặc vừa phát triển hoàn chỉnh.

Hướng và độ mạnh của gió có thể được xác định qua việc quan sát mức độ nghiêng của đám mây cumulous.

2. Mây vũ tích (Cumulonimbus)

Mây vũ tích là mây tích đã phát triển cực lớn và có chu kỳ phát triển riêng. Không phụ thuộc vào một nguồn thermal riêng lẻ nào cả mà nó kéo về mọi nguồn nhiệt ở xung quanh . Dông sét nhiều khi có thể xuất hiện ở độ cao 15000 – 18000m. Bay ở bất kỳ chỗ nào gần dông sét là cực kì nguy hiểm, ngay cả máy bay lớn cũng phải tìm cách tránh mây vũ tích. Vào những ngày không ổn định trước khi bay, ta nên kiểm tra chỉ số K (K Index) dự báo khả năng hình thành dông sét trong ngày.

Chỉ số K - dự báo khả năng hình thành dông sét
K index

3. Mây tằng (Stratus)

Mây tằng rộng và phẳng bao phủ hầu hết hoặc toàn bộ bầu trời. Chúng thường đi kèm với hệ áp suất thấp. Mây tằng được tạo ra khi một khối khí lớn được đẩy lên. Mây tằng làm ‘tắt bếp’ các cột thermal nhưng lại là điều kiện tốt để bay dù lượn có động cơ (paramotoring) trừ trường hợp có mưa.

4. Mây ti (Ti)

Mây Ti hoặc “đuôi ngựa” như đôi khi người ta gọi, là các dải mây tạo bởi tinh thể [nước] đá và thường thấy ở độ cao trên 5000m. Sự xuất hiện của mây Ti là dấu hiệu của ngày có gió trên cao mạnh mà ta thường gặp trước khi xuất hiện biên ấm/lạnh.

5. Virga (mây sa?)

Mưa rơi từ các đám mây nhưng không đến mặt đất gọi là virga. Các hiện tượng gió đẩy xuống (down draft) cực kỳ mạnh và microburst thường liên quan đến mây virga. Nên tránh bay gần loại mây này.

6. Mây trung tích (Linticular hay Alto Cumulus)

Còn được gọi là mây sóng lượn, mây trung tích hình thành khi có một lớp không khí ẩm ổn định bay ngang qua một rặng núi. Ta có thể gặp gió mạnh gần mây trung tích và có turbulence ở phía cuối gió.
 

Mây được phân loại theo độ cao.

Trên 5000m
Mây ti (Ti)
Mây ti tích (Cirrocumulus)
Mây ti tằng (Cirrostratus)

2000 - 5000m
Mây trung tích (Altocumulus)
Mây trung tằng (Altostratus)

Dưới 2000m
Mây tích (Cumulous)
Mây tằng tích (Stratocumulus)
Mây tằng (Stratus)

Chữ vũ (Nimbo) được thêm vào tên các loại mây mang mưa ví dụ mây vũ tích (Cumulus Nimbus), mây vũ tằng (Nimbostratus).

Xem tiếp phần 3
Xem lại phần 1